Pieta – Kim Ki Duk

Cảm giác là cái thứ mà không thể cứ muốn là được, cứ định là thành, chỉ có thể tự nhiên mà nó đến. Như việc một người không định có cảm giác (dù là cảm giác ấy đến dưới bất cứ hình thức nào) với chính kẻ thù của mình, thì cuối cùng ở đâu đó trong tâm hồn của người đó, vẫn không thể không thừa nhận rằng mình có một chút gì đó là có cảm giác. Dù đó có thể chỉ là cảm giác thương hại 🙂

Đó là điều bản thân cảm nhận được sau khi xem xong phim PIETA của đạo diễn Hàn Quốc Kim Ki Duk!

a-9586c

Đôi giày cũ nát, quần áo cũ kỹ bạc màu… của Kim Ki Duk 😀

g-3afe9

Còn đây là Kim Ki Duk 😀

Trước đây, lâu rồi nhưng không nhớ là bao lâu, đại khái đó là cái thời còn ở bên Hồ Văn Huê, có cùng với Lê Vân tắt đèn trùm chăn nằm coi Xuân Hạ Thu Đông rồi lại Xuân. Tất nhiên phim cũng của Kim Ki Duk. Hồi đó tâm hồn còn thơ dại, nên việc tiếp nhận cái tinh-thần-Kim-Ki-Duk có hơi bị lép vế so với Lê Vân. Ít nhất cũng là do vốn sống còn hạn hẹp, nên tầm nhìn chưa được rộng mở. Nói như một người bạn, thì chính là: “Chưa sống được đến chừng này tuổi, thì chưa hiểu được đâu em. Chừng nào em sống đến cái độ tuổi như anh, thì em mới có thể nói chuyện được với anh”.

Trong khi cái người xưng “anh” đó chỉ lớn hơn mình đúng 1 tuổi!

Tất nhiên, về căn bản thì cũng hiểu được phim muốn nói đến cái gì, với phim có ý nghĩa như thế nào, đi vào lòng người như thế nào, ám ảnh như thế nào. Mặc dù thực tế cho thấy bản thân chằng hề có một chút gì gọi là ám ảnh. Biết để đó, vậy thôi! 🙂

Như phim Pieta lần này của ông – bộ phim thậm chí là đã đoạt cả giải Sư Tử Vàng tại LHP Quốc tế Venice, cũng chỉ là khiến bản thân rút ra được một điều duy nhất trên kia mà thôi. Trong khi đó, nếu đúng như tinh thần của Kim Ki Duk, cũng như những gì báo chí nói, thì phim chủ yếu là “lật tẩy thế lực đen tối của đồng tiền“, hay nói cách khác là muốn nói lên một hiện thực bi kịch của xã hội khi sự tồn tại và cách kiếm sống lại phá hoại những giá trị đạo đức và nhân tính.

Đương nhiên, mình vẫn hiểu điều đó, chỉ là không quan tâm đến điều đó. Cái mình quan tâm đó chính là khía cạnh đơn giản kia: tình cảm ^^

Thì ra, tận cùng trong tâm hồn của mỗi một con người đều chứa đựng sự cô đơn trong nó và cần được sự yêu thương. Cho nên, nếu muốn trả thù một ai đó, chỉ cần đánh vào tình yêu thương đáng trân trọng đó, thì bất kỳ một sự trả thù nào khác cũng không thể nào ghê gớm hơn, tàn bạo hơn.

Rồi thì chính bản thân họ sẽ tự hủy diệt chính họ, đau đớn, tội nghiệp! Tội nghiệp như cái chết của nhân vật chính – Kang Do!

Và… nước mắt hối hận thường là muộn màng, nhưng cái mà người ta không thể nào hiểu được, và khó có thể chấp nhận được, đó chính là thứ tình cảm bộc phát “không định có” trước đó.

Lan man vào một buổi tối không có ai ở nhà cùng, thế thôi!

Nhorowi, 2:57 AM 6/1/2013